Nhiều người thường có suy nghĩ sai lầm rằng, mọi thực phẩm khi bảo quản trong tủ mát đều được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Có những nguyên tắc bắt buộc khi bảo quản thực phẩm trong tủ mát mà bạn không thể không biết. Hãy cùng tủ siêu thị Vinacool tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Những thực phẩm tươi sống như thịt, cá thường có chứa vi khuẩn nên rất dễ lây lan sang thực phẩm khác nếu bạn để chúng cạnh nhau. Đặc biệt là các loại rau củ, khi để chúng gần với thịt tươi sẽ khiến chúng bị hỏng nhanh chóng. Hơn nữa, hương vị của rau củ quả còn bị ảnh hưởng bởi mùi thịt, làm mất đi độ ngon của thực phẩm khi chế biến.
>>> Tham khảo: Hướng dẫn bảo quản thịt tươi sống đúng cách
Đối với bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh tại gia đình có dung tích nhỏ, bạn có thể bọc thịt thật kín rồi để xuống ngăn dưới cùng, tách xa các loại rau củ quả. Còn nếu bạn cần sắp xếp những loại đồ ăn này trong siêu thị, tốt nhất là nên để thịt tươi sống ra một tủ riêng. Thịt tươi để bán trong ngày thông thường được bảo quản trong tủ mát trưng bày thịt cá. Trong trường hợp muốn giữ được lâu hơn bạn có thể cất chúng trong những chiếc tủ đông siêu thị.
Có thể bạn chưa biết, khuẩn E.coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và xuất hiện nhiều trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang loại thức ăn khác trong tủ lạnh, tủ mát. Do đó, bạn nên rửa sạch rau sống và để cho khô trước khi đem đặt vào tủ mát nhé. Ngoài ra, Vinacool mách bạn thêm 1 mẹo để rau sống tươi lâu đó là bạn nên cất rau vào những chiếc túi díp hoặc túi giấy kèm theo vài tờ khăn giấy hút ẩm. Làm như vậy rau sống sẽ lâu hỏng hơn so với cách bảo quản thông thường.
>>> Tham khảo: Những mẫu tủ bảo quản hoa quả tốt nhất bạn không nên bỏ qua
Tại các gia đình, nhiều người thường có thói quen để cơm vào trong tủ lạnh khi còn thừa. Tuy nhiên, đây lại là cách làm hoàn toàn phản khoa học. Bacillus cereus là một loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngô, ngũ cốc hay các loại rau gia vị. Loại vi khuẩn này có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn hoặc tiêu chảy. Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình bạn hãy cố gắng nấu cơm với số lượng vừa phải để tránh thừa cơm là tốt nhất.
>>> Tham khảo: Bỏ ngay 11 loại thực phẩm này ra khỏi tủ mát của bạn
Bất kể là đồ ăn sống, chín, từ rau củ quả hay thịt khi đưa vào tủ mát đều cần bọc bằng màng bọc thực phẩm hoặc hộp có nắp đậy. Đối với thức ăn thừa bạn nên chia chúng vào các hộp đựng nhỏ, nông để giữ được độ lạnh lâu hơn. Một điều nữa là bạn nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu
Có thể bạn chưa biết, rau củ quả là những loại thực phẩm không nên rửa trước khi cho vào tủ mát. Trên bề mặt của chúng luôn có 1 lớp màng bảo vệ tự nhiên giúp chống lại sự xâm hại từ môi trường bên ngoài. Vì thế nếu bạn đem rửa với nước sẽ vô tình làm mất đi lớp vỏ bọc tự nhiên, khiến chúng bị hỏng nhanh chóng.
>>> Tham khảo: Mẹo lưu giữ hoa quả tươi lâu trong tủ bảo quản hoa quả
Cách tốt nhất là nên dùng khăn giấy lau sạch nếu quả có vết bẩn, sau đó bạn cho vào túi giấy hoặc bọc kín bằng màng bọc thực phẩm. Ngoài ra, có những loại rau củ quả không nên để cạnh nhau như táo và cam, những quả chín có sản sinh ra nhiều khí etylen như chuối, cà chua, bơ chín nên tách riêng các loại thực phẩm khác.
Mỗi loại thực phẩm có 1 mức nhiệt độ bảo quản phù hợp. Vì thế bạn nên cài đặt chế độ nhiệt khác nhau đối với từng loại thực phẩm. Những thực phẩm tươi như thịt cá cần để ở nhiệt độ lạnh sâu hơn so với rau củ quả thông thường. Ngoài ra, bạn cũng nên điều chỉnh nhiệt độ tùy theo điều kiện bên ngoài. Vào mùa đông có thể đặt nhiệt độ cao hơn 1 chút. Tuy nhiên, khi thời tiết chuyển sang hè hay những ngày trời nắng nóng bạn nên đặt nhiệt độ lạnh sâu để đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm nhé!
>>> Tham khảo: Những mẫu tủ mát trưng bày rau củ Vinacool “hot” nhất hiện nay
Một nguyên tắc nữa khi bảo quản thực phẩm trong tủ mát, tủ lạnh là không để đồ ăn còn nóng vào tủ. Nếu bạn cho các loại đồ uống nóng hay thức ăn chưa nguội vào tủ mát không chỉ khiến thiết bị hỏng nhanh chóng, mà còn cực kỳ tốn điện. Việc cho đồ ăn còn nóng vào tủ mát là một hành động hết sức phản khoa học nên nếu như bạn từng có thói quen này thì hãy bỏ ngay từ hôm nay nhé!
Ngoài những nguyên tắc bắt buộc khi bảo quản thực phẩm trong tủ mát trên đây, bạn cần chú ý thêm về việc phân loại các dạng thực phẩm và xếp chúng thành từng nhóm với nhau khi bảo quản. Đặc biệt, đối với khoai tây, chuối chín, cà chua, cà tím, rau thảo mộc, dưa chuột … không nên để trong tủ mát. Ngoài ra, nếu đã làm đúng theo những nguyên tắc trên mà bạn vẫn thấy đồ ăn hỏng đi nhanh chóng, lúc này hãy kiểm tra lại hệ thống làm mát của tủ, hoặc xem gas có bị hết không để thay gas cho tủ mát.
>>> Tham khảo: Thời gian cần thay gas cho tủ mát để tủ hoạt động được bền lâu
Một chiếc tủ mát có chất lượng tốt cũng sẽ khiến việc bảo quản và trưng bày thực phẩm tốt hơn, vì thế hãy chú ý đến chất lượng của thiết bị cũng như sử dụng tủ đúng cách để đảm bảo độ bền và hiệu quả làm việc của chúng nhé!
Tủ đông đứng cánh kính là thiết bị bảo quản thực phẩm được nhiều cửa hàng thực phẩm đông lạnh, siêu thị,… sử dụng. Tủ sử dụng công nghệ làm lạnh hiện đại, mang lại hiệu quả làm lạnh tốt hơn, bảo quản các loại thực phẩm trong thời gian dài. Mục lục bài viết1...
Chi tiếtTủ đông siêu thị luôn là thiết bị không thể thiếu giúp bảo quản thực phẩm dài ngày. Chính vì thế chất lượng của tủ vô cùng quan trọng, khách hàng cần đánh giá được chất lượng của tủ để đảm bảo điều kiện nhiệt độ bảo quản luôn ổn định. Những chia sẻ...
Chi tiếtNhắc đến Vinacool không chỉ nhắc tới dòng tới dòng tủ mát hay tủ trưng bày bánh kem. Vinacool còn mạnh ở những sản phẩm tủ đông. Tủ đông trưng bày Vinacool thể hiện được nét khác biệt hoàn toàn so với tủ siêu thị giá rẻ, bình dân trên thị trường. Hãy cùng chúng...
Chi tiết