Kinh nghiệm kinh doanh thủy hải sản cho người mới bắt đầu

Trang chủ Tin tức Kinh nghiệm kinh doanh thủy hải sản cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm kinh doanh thủy hải sản cho người mới bắt đầu

Trong bài viết kỳ trước, tủ mát siêu thị Vinacool đã chia sẻ với các bạn một trong những hình thức kinh doanh cực kỳ hot trong dịp giáp tết, đó là kinh doanh thủy hải sản. Bài viết hôm nay, chúng mình sẽ nói chi tiết hơn về kinh nghiệm kinh doanh thủy hải sản cho người mới bắt đầu.  

1. Trang bị kiến thức về sản phẩm

Trước khi kinh doanh bất cứ mặt hàng gì, để thành công được thì bạn cần phải trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về sản phẩm đầu tiên. Nếu không thể am hiểu chuyên sâu, ít nhất bạn cũng nên biết một vài đặc điểm cơ bản để việc kinh doanh diễn ra thuận lợi. Thực phẩm nói chung và thủy hải sản nói riêng là một trong những mặt hàng không quá khó để bạn trang bị cho mình kiến thức. 

Kinh doanh thủy hải sản tươi sống

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy quá phức tạp thì hãy để Vinacool điểm qua cho bạn những điểm cần lưu ý nhất dưới đây nhé. Đối với thủy hải sản, kiến thức quan trọng hàng đầu là kiến thức về lựa chọn và bảo quản. Sau đây là cách chọn và bảo quản một số mặt hàng tiêu biểu: 

 

Tôm: Tôm ngon là những con còn săn chắc, màu trắng không đục, vỏ cứng, còn nguyên càng và không có màu sắc khác lạ. Đặc biệt, phần đầu tôm phải dính chặt vào thân tôm. Tránh chọn tôm bị gãy hoặc lỏng đầu vì đó là những con tôm có độ tươi kém. Nếu muốn thử độ tươi của tôm bạn có thể cho vào nước, tôm tươi và có chất lượng tốt sẽ vẫn còn sống và có khả năng bơi được. 

Kinh doanh hải sản tươi sống

 

Cá: Trong số các loại thủy hải sản, cá là một trong những mặt hàng dễ nhận biết nhất. Cá tươi ngon là phải còn sống, bơi khỏe, mắt sáng. Ngoài ra trên thân cá phải không bị bong tróc hay rách vây. Bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách sau: Dùng tay ấn nhẹ vào thân cá rồi thả tay ra. Nếu thấy thịt cá không bị lún xuống thì tức nghĩa là cá còn tươi. 

 

Mực: Ngoại trừ mực sim, bạn nên chọn những con mực to, thịt chắc, mình dày và còn nguyên túi mực. 

 

Cua, ghẹ: Đối với cua, ghẹ, những con có kích thước nhỏ hoặc vừa phải sẽ ngon hơn kích thước lớn. Khi dùng tay bấm nhẹ vào thân thì thịt cũng không được lõm xuống tương tự như đối với cá. Đặc biệt khi nhấc lên càng của chúng phải co lại thì mới đảm bảo độ tươi. 

2. Nghiên cứu thị trường

Trong bước nghiên cứu thị trường, 2 việc quan trọng nhất bạn cần phải làm được là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng. Hãy tìm hiểu xem số đông những người xung quanh khu vực bạn định mở cửa hàng thích sản phẩm gì, thu nhập trung bình của họ bao nhiêu, thói quen của họ như thế nào. 

Kinh nghiệm kinh doanh thủy hải sản

>>> Tham khảo: Kinh doanh thủy hải sản hốt bạc ngày tết

Đặc biệt, đừng bỏ qua những đối thủ cạnh tranh của bạn quanh khu vực đó. Nếu bạn đi sau, hãy chắc chắn rằng bạn phải đem lại nhiều giá trị hơn đến tay khách hàng hoặc bạn phải có một lợi thế nào đó để khách hàng ủng hộ sản phẩm của bạn. Hãy lấy khách hàng làm trung tâm để phát triển hoạt động kinh doanh của mình, nhưng nếu muốn có chỗ đứng lâu dài trên thị trường thì đừng quên phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ. 

3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Mặt bằng là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh hải sản. Tùy thuộc theo mô hình kinh doanh mà bạn có thể cân đối thuê mặt bằng lớn hay nhỏ. Nên chọn những vị trí khu đông dân cư như các thành phố lớn, nhiều tòa nhà cao tầng. 

 

Nên chọn mặt bằng tại những vị trí thuận tiện giao thông, tránh những nơi có dải phân cách hoặc đường giao thông 1 chiều. Đặc biệt, khách hàng thường thích những nơi có chỗ đỗ xe rộng rãi phía trước nên bạn cũng cần lưu ý vấn đề này. Cần chú ý thêm về khoảng cách của bạn với cửa hàng của đối thủ cạnh tranh. 

Tủ mát trưng bày hải sản tươi Vinacool

4. Xác định nguồn hàng uy tín, chất lượng

Giá rẻ, chất lượng tốt, gần cửa hàng là 3 tiêu chí quan trọng hàng đầu mà bạn cần quan tâm. Nếu ở Hà Nội, bạn có thể tìm đến các khu vực như Cát Bà, Thanh Hóa, Cửa Lò, Quảng Ninh, Đồ Sơn,… Còn ở thành phố Hồ Chí Minh thì không thể bỏ qua hải sản Vũng Tàu, Ninh Thuận, Nha Trang,… Hải sản ở các khu vực này được đánh bắt và vận chuyển trong ngày nên vô cùng tươi ngon. 

Tìm nguồn hàng tại nơi đánh bắt trực tiếp

Đối với hải sản nuôi trồng như tôm sú, tôm càng, cua, ngao, hến, hàu, sò,… bạn nên lấy ở những bè nuôi để có giá rẻ và chất lượng tốt. Có thể đến tận nơi lấy hoặc làm hợp đồng để họ vận chuyển đến cửa hàng cho bạn. Tuy nhiên, trước khi quyết định lấy bất cứ một sản phẩm nào bạn cũng nên đến trực tiếp để kiểm tra xem họ nuôi trồng có an toàn và sạch sẽ không nhé! 

5. Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết 

Nhắc đến kinh doanh thủy hải sản thì không thể thiếu tủ trưng bày và bảo quản. Mà phổ biến nhất là tủ mát và tủ đông. Nếu bạn muốn bán hải sản tươi sống, hãy chuẩn bị thêm những bể kính có chứa nước và sục khí oxy liên tục để đảm bảo chúng không bị chết. 

Bể nuôi thủy hải sản tươi sống

>>> Tham khảo: Phân biệt đông cứng và đông mềm – Lưu ý quan trọng khi mua tủ lạnh

Tuy nhiên, với thủy hải sản còn sống thì bạn cũng không nên nuôi trong bể quá 3 ngày vì như vậy hải sản sẽ bị gầy, thịt không còn thơm ngon nữa. 

 

Trong cửa hàng bạn cần phải dự trữ ít nhất 1 chiếc tủ đông để bảo quản thủy hải sản qua ngày nếu không bán hết. Toàn bộ hải sản tươi sống nếu chẳng may không kịp tiêu thụ bạn có thể di chuyển vào tủ đông và trở thành hải sản đông lạnh. Ngoài công dụng bảo quản thì những chiếc tủ đông có thiết kế mặt kính cũng có công dụng trưng bày sản phẩm, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa các mặt hàng hơn.  

Tủ đông trưng bày hải sản Vinacool

5 danh mục trên là những bước cơ bản bắt buộc bạn phải chuẩn bị trước khi mở cửa hàng. Ngoài ra, sau khi đã chốt được mặt bằng kinh doanh, tìm được nguồn nhập hàng đáng tin cậy, chuẩn bị xong trang thiết bị thiết yếu thì bạn có thể bắt đầu liên hệ nhà cung cấp và yêu cầu họ vận chuyển hàng đến cho bạn. Thủy hải sản trong suốt quá trình vận chuyển phải được đảm bảo trong điều kiện bể chứa nước có sục khí oxy (nếu là hải sản thì cần phải là nước biển). Hãy yêu cầu nhà cung cấp cam kết thủy hải sản khi có mặt tại địa chỉ của bạn phải còn sống. Nếu là thủy hải sản đông lạnh thì phải tươi và còn nguyên đá giữ lạnh. 

 

Ngoài ra, bạn nên làm chiến lược marketing cho cửa hàng khoảng 1 tháng trước khi chính thức đi vào hoạt động, chuẩn bị các giấy phép đăng ký kinh doanh, sổ sách và thuê nhân sự nếu cần thiết. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Lựa chọn tủ đông trưng bày hải sản cho siêu thị loại nào tốt? 

Tags: , , ,

Tin tức khác

Nên làm gì khi tủ mát siêu thị tốn điện? Cách khắc phục hiệu quả

Tủ siêu thị tốn điện – vấn đề khiến không ít người dùng phải đau đầu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tủ tiêu thụ lượng điện lớn trong tháng. Nếu không xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng của tủ cũng như lợi nhuận cửa hàng. Bài viết...

Chi tiết

Nên mua tủ mát cánh kính hay tủ mát không cửa có rèm che?

Tủ mát  là thiết bị bảo quản thực phẩm thông dụng trong các siêu thị, cửa hàng thực phẩm. Có hai dòng tủ mát thông dụng trên thị trường hiện nay đó là tủ mát cánh kính và tủ mát không cửa có rèm che. Rất nhiều khách hàng băn khoăn không biết nên lựa...

Chi tiết

Lưu ý gì để sử dụng tủ bảo quản thịt tươi ngon nhất?

Thịt tươi là thực phẩm cung cấp protein nhiều nhất cho cơ thể hàng ngày nhưng cũng chính vì thế mà chúng dễ bị vi khuẩn xâm nhập nhanh hơn các loại thực phẩm khác ngay cả khi được bảo quản trong tủ lạnh, tủ mát. Vậy chúng ta sẽ cần phải lưu ý những...

Chi tiết